Tin tức

  04/12/19
Điện tử là con đường mà nhiều quốc gia Đông Á trong quá trình "hóa hổ" đã từng đi, thành công nhất phải kể tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và sau này là Trung Quốc. Nhờ chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài (FDI), việc Samsung (Hàn Quốc) lựa chọn Việt Nam là một cứ điểm toàn cầu cùng viễn cảnh từ xu hướng chuyển dịch một phần chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN.

 

Ông Lưu Hoàng Long, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, những doanh nghiệp điện tử lớn hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam như: Samsung, LG, Canon, Intel, Panasonic... kéo theo đó là hàng hàng loạt doanh nghiệp Việt trở thành doanh nghiệp vệ tinh - mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, điển hình là Manutronics.

Thương vụ nghìn tỷ của Manutronics

Ngày 2/12, Công ty Manutronics Việt Nam đã công bố hợp tác chiến lược với hai đại gia lớn đó là Di - Nikko Engineering và Sojitz Vietnam. "Cú bắt tay" bất ngờ này được cho là "một mũi tên trúng 3 đích" đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc tăng cường hợp tác và phát huy thế mạnh của các bên nhắm nâng cao năng lực công nghệ, quản lý chất lượng và mở rộng thị trường kinh doanh với khách hàng Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử, đặc biệt là sản phẩm cho các dòng xe ôtô.

Bà Chu Thị Thu Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Manutronics tiết lộ, hợp tác chiến lược này là nền tảng và sự cam kết tiến tới việc hợp tác liên doanh của Manutronics trong năm 2020 với các bên với mục tiêu doanh số đạt 30 triệu USD trong vòng 5 năm tới.

"Tôi tin tưởng vào sự hợp tác của 3 công ty và cam kết sẽ cùng với 3 công ty thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu và định hướng đã thông nhất", bà Phương nói.

"Năm 2008, chúng tôi đã từng thành lập một công ty con tại Hà Nội, Việt Nam, và đã có sự chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy nhưng trong cùng năm đó, do phát sinh cuộc khủng hoảng tài chính từ sự sụp đổ của Công ty dịch vụ tài chính Lehman (Mỹ) nên chúng tôi đã từ bỏ bước tiến này. Cảm ơn Manutronics đã tạo cơ hội giúp chúng tôi được mở rông kinh doanh tại Việt Nam thêm một lần nữa vào năm 2019", Ông Yamaguchi, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Di-Nikko khẳng định việc ký kết hợp tác chiến lược này sẽ mở rộng các đơn đặt hàng từ các công ty Nhật Bản, bao gồm cả khách hàng cho ôtô tại khu vực Hà Nội.

Ông Kinoshita, Tổng giám đốc công ty Sojitz Việt Nam đánh giá đây sẽ là bước đệm cho dòng xe 4 bánh mà phía doanh nghiệp đang chuẩn bị tung ra.

"Cú bắt tay" tiến ra thế giới của Manutronics

Manutronics được thành lập năm 2003, tiền thân là Công ty Đức Việt với hai sản phẩm chủ đạo là đĩa quang và lắp ráp điện tửcông nghệ cao. Với chiến lược là đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển, luôn ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất, xây dụng hệ thống quản trị tinh gọn nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

Năm 2013 là một trong những dấu mốc quan trọng, công ty chính thức mua lại Manutronics-USA, một thương hiệu lâu năm và uy tín trong ngành điện tử của Mỹ. Đây là bước ngoặt quan trọng nhất của công ty trong việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ngành sản xuất và lắp ráp điện tử công nghệ cao.

Sự bài bản, chuyên nghiệp, năng lực tài chính tốt nên ngay sau khi thành lập, công ty đã được loạt các doanh nghiệp lớn như Canon, Brother, Samsung, Panasonic, Kawasaki, Qualcom, Giga - tronics, Flexstar, Proteus…lựa chọn thành nhà cung cấp chiến lược. Hiện tại công ty đang thực hiện mở rộng sản xuất lắp ráp điện tử công nghệ cao, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp điện tử cho các tập đoàn, công ty 100% vốn nước ngoài đang có cơ sở sản xuất tại Việt Nam và hướng ra khu vực và thế giới.

Với thế mạnh là có cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực tâm huyết và sự hiểu biết về văn hoá kinh doanh của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty Nhật, Manutronics sẽ cùng với Sojitz Việt Nam và Di-Nikko Engineering mở rộng hợp tác kinh doanh và cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp điện tử tại thị trường Việt Nam và trên toàn thế giới.

Sojitz là một trong những tập đoàn đa ngành nghề lớn nhất Nhật Bản, Với gần 400 công ty con và liên kết. Tập đoàn này cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Nhật Bản đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Với thế mạnh đã có một lịch sử hơn 30 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam cùng với sự am hiểu về thị trường và khách hàng và mối hợp tác sâu rộng đa ngành, Sojitz sẽ cùng Manutronics mở rộng và phát triển thị trường khách hàng Nhật và hỗ trợ các hoạt động về giao dịch hợp tác.

Di-Nikko Engineering là tập đoàn Nhật Bản có 40 năm phát triển về công nghiệp điện tử, các sản phẩm thiết bị ôtô. Hiện công ty đã có nhà máy ở Thượng Hải, Quảng Đông và Thái Lan. Di-Nikko Engineering sẽ cùng hợp tác với Manutronics trong việc chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất để đáp ứng đước các yêu cầu của khách hàng.